Bắt gặp chồng và con gái vào nhà nghỉ
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Bắt gặp chồng và con gái vào nhà nghỉ
Một ngày mà cả thế giới được phép nói dối. Và bởi vậy, không ít những câu chuyện dở khóc dở cười của các “con cá” trong những câu chuyện dưới đây…
Phi vào nhà nghỉ tìm chồng
Chị Huệ, một nhân viên văn phòng, kể câu chuyện cười như mếu của mình trong một ngày cá tháng tư trước. Trưa hôm đó đi làm về, chị về nhận được tin nhắn của chồng và con gái lớn đang học tại một trường cấp 3 là cả hai bố con đều không về ăn cơm trưa.
Đang lúi húi cho quần áo vào máy giặt thì chị nhận được điện thoại của cô bạn thân bảo rằng vừa thấy chồng chị đèo một cô gái rất trẻ đi vào nhà nghỉ ở đường Phạm Văn Đồng. Người bạn khẳng định nhìn đúng là biển số của con xe Lead nhà chị.
Chị run lẩy bẩy đánh rơi cả điện thoại, bỏ cả nồi cơm đang sôi dở, con cá đang nhảy trong thau nước, chị tức tốc lao đến nhà nghỉ theo thông tin cô bạn thân "mật thám" cung cấp.
Gạt cả nhân viên nhà nghỉ đang cản, chị Huệ lao thẳng vào phòng và tá hoả khi thấy chồng và con gái đang rũ rượi cười như “địa chủ được mùa ngô”.
"Nạn nhân" của 2 bố con khóc ngon lành trong ngày Cá tháng tư, dù biết là đùa nhưng tối ấy chị đã cho cả 2 bố con nhịn cơm tối cho hả giận.
Những ông Ngư láu cá
Anh họ tôi còn nhớ mãi câu chuyện Cá tháng tư những năm anh đang là sinh viên Trường ĐH Xây dựng. Khi ấy chưa thịnh hành dịch vụ ATM như bây giờ nên tiền gửi từ quê lên “tiếp tế” cho sinh viên đều qua đường bưu điện. Mỗi khi nhận được giấy thông báo của bưu điện, các chàng sinh viên lại hí hửng ra nhận tiền.
Anh tôi vốn là một kẻ nghịch ngợm, luôn đầu têu mọi trò oái ăm trong lớp. Hồi ấy ngày Cá tháng tư cũng chưa phổ biến như bây giờ. Nhận được 1 phiếu thông báo của bưu điện, anh đem phô tô thành nhiều bản sau đó điền tên những “con cá” vào các tờ.
Sáng sớm hôm sau anh đến lớp thật sớm đem số phiếu ấy nhét vào hòm thư của văn phòng khoa. Sau tiết hai anh chàng lớp trưởng trở về hí hửng vì lớp hôm nay nhận được rất nhiều giấy từ bưu điện.
Anh họ tôi kể: "Những thằng có giấy nhận tiền hoan hỉ ầm ĩ cả lớp. “May thế, đang lúc hết tiền, thầy u tiếp tế đúng lúc quá”. Còn nhiều “cá” lại cảnh giác: “Ủa sao bố tao vừa gửi tiền tuần trước mà?”.
Anh họ tôi vỗ vai bảo: “Chắc đợt này ôn thi căng thẳng quá, thầy u cho thêm tiền để mày bồi bổ ấy mà”.
Theo sáng kiến của lớp trưởng, những cậu nào được nhận phiếu nhận tiền ở quê gửi thì hôm nay khao cả lớp một chầu. Sau trận chè chén bét nhè, sáng mai cả lớp được phen náo loạn. Những "nạn nhân" chửi bới la hét ỏm tỏi về việc “thằng láu cá nào” đã làm ê mặt mình tại bưu điện, suýt nữa nhân viên bưu điện gọi cho công an vì tội "lừa đảo tập thể".
Đến bây giờ, mỗi lần nhắc lại chuyện đó, anh họ tôi vẫn không nín được cười.
Các trò như tai nạn, đau ốm…được giới trẻ xem là “chiêu đã cũ” trong ngày Cá tháng tư. Thanh Hùng (Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ, năm ngoái cậu bị học lại mất mấy môn do nghỉ quá số buổi. Cậu nhắn tin cho một cô bạn: “Hà ơi, tao chán quá đang đứng ở cầu Long Biên”.
Cô bạn của Hùng xanh mét mặt mày tức tốc gọi điện nhưng Hùng cố tình không nhấc máy. Hoảng quá, cô bạn vừa gọi điện thông báo cho mọi người, mặt khác nhắn tin cho Hùng: “Mày ơi chuyện đâu còn có đó, cứ tìm cách giải quyết, mày đừng nghĩ quẩn!”.
Những người thân tức tốc gọi điện, phi xe máy ra cầu Long Biên thì thấy Hùng cười ngặt nghẽo: “Có gì đâu, trời hôm nay hơi nóng đang ra cầu hóng gió tí cho mát ấy mà”. Mọi người ấm ức nhưng cũng phải phì cười vì nhận ra đó là ngày cả thế giới được phép nói dối.
Trung Kiên (ĐH KHXH & NV) lại nhận được một kỉ niệm rất đẹp từ ngày 1/4. Sau này mỗi lần nhắc lại, cậu vẫn gọi nó là “ngày cá sấu nói thật”. Cậu nhận được bức thư tỏ tình từ cô bạn gái học cùng lớp trong sự ngỡ ngàng của hội bạn thân và của chính mình. Dù bạn bè kháo nhau: “Nó đùa mày đấy, hôm nay ngày Cá mà”.
Nhưng sau khi đọc bức thư, Kiên vẫn có niềm tin đó là một bức thư chân thật hiếm có mà mình nhận được trong đời.
Bức thư mở đầu với lời tâm sự: “Tất nhiên cậu có thể nghĩ bức thư này là một trò đùa, ngày hôm nay là ngày để mọi người đùa vui mà... Nhưng, hơn bốn năm đại học qua, tớ đã dối cậu rất nhiều. Cậu có tin tớ đã nói thật không? Tớ nói dối cậu biết bao lần, tớ vờ ngủ quên không chép bài để có cớ qua nhà cậu mượn vở, tớ giả vờ quay ngoắt đi mỗi khi cậu nhìn, giả vờ phớt lờ khi hội con gái lớp mình bàn tán về cú đánh đầu của cậu trong trận bóng. Tớ thích mặc áo phông, quần jean chứ không phải váy hoa, giày cao… như tớ đã thể hiện nữ tính trước cậu".
Và bức thư tình kết thúc: “Nói thật trong ngày cả thế giới nói dối - cậu dám tin không?”. Điều đặc biệt là nó được gửi đi đúng ngày 1/4. Kiên tâm sự: “Dù không có tình cảm với bạn gái ấy và bây giờ người ta đã có đối tượng khác nhưng đó lại là một kỉ niệm đẹp đối với mình”.
Ngày nói dối vui vẻ
Người ta coi Pháp là quê hương của ngày Cá tháng Tư. Lịch sử của nó bắt đầu từ năm 1564, vua Charles IX của Pháp, lúc đó 14 tuổi, quy định ngày 1 tháng 1 là ngày đầu năm thay vì 1 tháng 4 như dân chúng vẫn dùng trước đó. Quyết định này được áp dụng năm 1567. Tuy nhiên, do phương tiện liên lạc rất lạc hậu nên nhiều người không nhận được tin đổi lịch. Những người này tiếp tục coi ngày 1 tháng 4 là năm mới và bị những người khác cười vì điều này.
Kể từ đó, họ hay tặng nhau những món quà nhỏ, những món quà hóm hỉnh không ngoài mục đích vui đùa. Ngày này được gọi là ngày cá tháng tư vì hồi đó, họ thường tặng nhau những món quà liên quan đến cá.
Mặc dù du nhập vào Việt Nam chưa lâu nhưng ngày này nhanh chóng được các bạn trẻ hưởng ứng vì tính chất vui đùa và hóm hỉnh. “Sau cả năm có 364 ngày mệt mỏi vì học hành, công việc thì có một ngày Cá tháng tư dành cho những lời nói dối vui vẻ, ngọt ngào là điều rất quý giá” – Ngọc Oanh một bạn trẻ 19 tuổi đã chia sẻ.
nguồn : vietnamnet.vn
Phi vào nhà nghỉ tìm chồng
Chị Huệ, một nhân viên văn phòng, kể câu chuyện cười như mếu của mình trong một ngày cá tháng tư trước. Trưa hôm đó đi làm về, chị về nhận được tin nhắn của chồng và con gái lớn đang học tại một trường cấp 3 là cả hai bố con đều không về ăn cơm trưa.
Đang lúi húi cho quần áo vào máy giặt thì chị nhận được điện thoại của cô bạn thân bảo rằng vừa thấy chồng chị đèo một cô gái rất trẻ đi vào nhà nghỉ ở đường Phạm Văn Đồng. Người bạn khẳng định nhìn đúng là biển số của con xe Lead nhà chị.
Chị run lẩy bẩy đánh rơi cả điện thoại, bỏ cả nồi cơm đang sôi dở, con cá đang nhảy trong thau nước, chị tức tốc lao đến nhà nghỉ theo thông tin cô bạn thân "mật thám" cung cấp.
Gạt cả nhân viên nhà nghỉ đang cản, chị Huệ lao thẳng vào phòng và tá hoả khi thấy chồng và con gái đang rũ rượi cười như “địa chủ được mùa ngô”.
"Nạn nhân" của 2 bố con khóc ngon lành trong ngày Cá tháng tư, dù biết là đùa nhưng tối ấy chị đã cho cả 2 bố con nhịn cơm tối cho hả giận.
Những ông Ngư láu cá
Anh họ tôi còn nhớ mãi câu chuyện Cá tháng tư những năm anh đang là sinh viên Trường ĐH Xây dựng. Khi ấy chưa thịnh hành dịch vụ ATM như bây giờ nên tiền gửi từ quê lên “tiếp tế” cho sinh viên đều qua đường bưu điện. Mỗi khi nhận được giấy thông báo của bưu điện, các chàng sinh viên lại hí hửng ra nhận tiền.
Anh tôi vốn là một kẻ nghịch ngợm, luôn đầu têu mọi trò oái ăm trong lớp. Hồi ấy ngày Cá tháng tư cũng chưa phổ biến như bây giờ. Nhận được 1 phiếu thông báo của bưu điện, anh đem phô tô thành nhiều bản sau đó điền tên những “con cá” vào các tờ.
Sáng sớm hôm sau anh đến lớp thật sớm đem số phiếu ấy nhét vào hòm thư của văn phòng khoa. Sau tiết hai anh chàng lớp trưởng trở về hí hửng vì lớp hôm nay nhận được rất nhiều giấy từ bưu điện.
Anh họ tôi kể: "Những thằng có giấy nhận tiền hoan hỉ ầm ĩ cả lớp. “May thế, đang lúc hết tiền, thầy u tiếp tế đúng lúc quá”. Còn nhiều “cá” lại cảnh giác: “Ủa sao bố tao vừa gửi tiền tuần trước mà?”.
Anh họ tôi vỗ vai bảo: “Chắc đợt này ôn thi căng thẳng quá, thầy u cho thêm tiền để mày bồi bổ ấy mà”.
Theo sáng kiến của lớp trưởng, những cậu nào được nhận phiếu nhận tiền ở quê gửi thì hôm nay khao cả lớp một chầu. Sau trận chè chén bét nhè, sáng mai cả lớp được phen náo loạn. Những "nạn nhân" chửi bới la hét ỏm tỏi về việc “thằng láu cá nào” đã làm ê mặt mình tại bưu điện, suýt nữa nhân viên bưu điện gọi cho công an vì tội "lừa đảo tập thể".
Đến bây giờ, mỗi lần nhắc lại chuyện đó, anh họ tôi vẫn không nín được cười.
Các trò như tai nạn, đau ốm…được giới trẻ xem là “chiêu đã cũ” trong ngày Cá tháng tư. Thanh Hùng (Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ, năm ngoái cậu bị học lại mất mấy môn do nghỉ quá số buổi. Cậu nhắn tin cho một cô bạn: “Hà ơi, tao chán quá đang đứng ở cầu Long Biên”.
Cô bạn của Hùng xanh mét mặt mày tức tốc gọi điện nhưng Hùng cố tình không nhấc máy. Hoảng quá, cô bạn vừa gọi điện thông báo cho mọi người, mặt khác nhắn tin cho Hùng: “Mày ơi chuyện đâu còn có đó, cứ tìm cách giải quyết, mày đừng nghĩ quẩn!”.
Những người thân tức tốc gọi điện, phi xe máy ra cầu Long Biên thì thấy Hùng cười ngặt nghẽo: “Có gì đâu, trời hôm nay hơi nóng đang ra cầu hóng gió tí cho mát ấy mà”. Mọi người ấm ức nhưng cũng phải phì cười vì nhận ra đó là ngày cả thế giới được phép nói dối.
Trung Kiên (ĐH KHXH & NV) lại nhận được một kỉ niệm rất đẹp từ ngày 1/4. Sau này mỗi lần nhắc lại, cậu vẫn gọi nó là “ngày cá sấu nói thật”. Cậu nhận được bức thư tỏ tình từ cô bạn gái học cùng lớp trong sự ngỡ ngàng của hội bạn thân và của chính mình. Dù bạn bè kháo nhau: “Nó đùa mày đấy, hôm nay ngày Cá mà”.
Nhưng sau khi đọc bức thư, Kiên vẫn có niềm tin đó là một bức thư chân thật hiếm có mà mình nhận được trong đời.
Bức thư mở đầu với lời tâm sự: “Tất nhiên cậu có thể nghĩ bức thư này là một trò đùa, ngày hôm nay là ngày để mọi người đùa vui mà... Nhưng, hơn bốn năm đại học qua, tớ đã dối cậu rất nhiều. Cậu có tin tớ đã nói thật không? Tớ nói dối cậu biết bao lần, tớ vờ ngủ quên không chép bài để có cớ qua nhà cậu mượn vở, tớ giả vờ quay ngoắt đi mỗi khi cậu nhìn, giả vờ phớt lờ khi hội con gái lớp mình bàn tán về cú đánh đầu của cậu trong trận bóng. Tớ thích mặc áo phông, quần jean chứ không phải váy hoa, giày cao… như tớ đã thể hiện nữ tính trước cậu".
Và bức thư tình kết thúc: “Nói thật trong ngày cả thế giới nói dối - cậu dám tin không?”. Điều đặc biệt là nó được gửi đi đúng ngày 1/4. Kiên tâm sự: “Dù không có tình cảm với bạn gái ấy và bây giờ người ta đã có đối tượng khác nhưng đó lại là một kỉ niệm đẹp đối với mình”.
Ngày nói dối vui vẻ
Người ta coi Pháp là quê hương của ngày Cá tháng Tư. Lịch sử của nó bắt đầu từ năm 1564, vua Charles IX của Pháp, lúc đó 14 tuổi, quy định ngày 1 tháng 1 là ngày đầu năm thay vì 1 tháng 4 như dân chúng vẫn dùng trước đó. Quyết định này được áp dụng năm 1567. Tuy nhiên, do phương tiện liên lạc rất lạc hậu nên nhiều người không nhận được tin đổi lịch. Những người này tiếp tục coi ngày 1 tháng 4 là năm mới và bị những người khác cười vì điều này.
Kể từ đó, họ hay tặng nhau những món quà nhỏ, những món quà hóm hỉnh không ngoài mục đích vui đùa. Ngày này được gọi là ngày cá tháng tư vì hồi đó, họ thường tặng nhau những món quà liên quan đến cá.
Mặc dù du nhập vào Việt Nam chưa lâu nhưng ngày này nhanh chóng được các bạn trẻ hưởng ứng vì tính chất vui đùa và hóm hỉnh. “Sau cả năm có 364 ngày mệt mỏi vì học hành, công việc thì có một ngày Cá tháng tư dành cho những lời nói dối vui vẻ, ngọt ngào là điều rất quý giá” – Ngọc Oanh một bạn trẻ 19 tuổi đã chia sẻ.
nguồn : vietnamnet.vn
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết