Những vấn đề liên quan đến phần bụng
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Những vấn đề liên quan đến phần bụng
IV. NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾ PHẦN BỤNG
51. Bụng to.
Các cơ bắp của trẻ em dưới 4 - 5 tuổi thường còn mềm. Bắp thịt ít phát triển nên toàn bộ vòm bụng yếu. Khi Bé ở tư thế đứng, bụng Bé phồng ra phía trước, rốn lồi, lưng có thể hơi cong.
Bởi vậy, tùy theo số tháng và độ tuổi của các cháu mà ta lựa chiều bế cháu. Các bà mẹ nên hỏi bác sĩ về việc cho các cháu tập thể dục để luyện tập cơ bụng, ngay từ lúc nhỏ.
Bụng to cũng có thể là vì cho các cháu ăn nhiều chất bột quá và thiếu vitamin D.
Nếu cháu bé bụng to mà lại có các triệu chứng khác kèm theo như: phân không bình thường, không tăng trọng và ngưng phát triển cả về chiều cao, thì cháu có thể đang mắc một số bệnh của bộ máy tiêu hóa, cần đưa đến bác sĩ xem bệnh.
52. Cuống rốn bị đỏ hay chảy nước.
Ðối với các trẻ sơ sinh, cần phải đặc biệt chú ý tới rốn của các cháu trong 15 ngày đầu. Ngày nào cũng phải thay băng quấn rốn. Nếu thấy rốn ướt, đỏ, cần báo ngay cho bác sĩ biết.
Các hiện tượng rốn chảy máu hay có mủ cũng vậy, kể cả trong ngày thứ 6 hay thứ 7, là ngày cuống rốn rụng. Nếu rốn có những vệt đỏ nhỏ, bác sĩ có thể dùng nitrát bạc chấm vào. Trong khi khóc, nếu rốn Bé hơi lồi lên là chuyện bình thường.
53. Lồi rốn - Thoát vị bẹn.
Một số trẻ sơ sinh khi khóc, rốn lồi to lên. Hiện tượng này không có gì đáng lo ngại. Tuy rốn như vậy, nhưng sẽ không bao giờ bị thắt, và sẽ tự hết khi cháu lớn lên.
Nhiều bà mẹ chữa cho các cháu như sau: bọc một đồng tiền vào trong một lớp gạc rồi lấy băng, băng dính lên rốn cháu.
Tuy vậy, nếu trường hợp phần lồi lớn quá và mấy năm sau cũng không giảm bớt thì cần phải qua một cuộc phẫu thuật nhỏ.
THOÁT VỊ BẸN BÊN TRÁI HOẶC BÊN PHẢI BỘ PHẬN SINH DỤC
Hiện tượng này thường xảy ra với cháu trai. Cháu bé gái cũng có thể bị, nhưng ít hơn.
Với cháu trai, người ta thấy một cục cứng ở bẹn, nhiều khi ở ngay bìu. Bác sĩ chữa trị bằng cách băng chặt điểm đó lại và cũng có thể sẽ phải phẫu thuật tiếp theo.
Nếu là cháu gái thì đó là triệu chứng của sự thoát vị buồng trứng, cần phải phẫu thuật ngay. Không được băng hoặc ép vì có thể LÀM VỠ BUỒNG TRỨNG.
THOÁT VỊ BẸN NGHẸN
- Nếu chỗ lồi cứng và đau ấn không lên nữa có thể bắt đầu chườm nóng cho cháu và cho cháu uống thuốc an thần. Nếu không có hiệu quả, cần phẫu thuật cấp cứu.
54. Ðau bụng ở trẻ sơ sinh.
Trong mấy tháng đầu, Bé hay khóc và có dấu hiệu như đau bụng. Có lúc khóc thét, trong vài phút hoặc có thể vài giờ, mặt tái đi, khua tay khua chân biểu hiện Bé bị đau. Nhưng sau khi đi được một ít phân hoặc xì được hơi ra (đánh rắm), cơn đau dịu đi và cháu bé đột nhiên thôi khóc.
Những cơn khóc của Bé như thế thường xảy ra trong những tuần lễ đầu, sau khi bú vào quãng chiều, không ảnh hưởng gì tới sức khỏe của Bé. Bé vẫn tiếp tục lớn đều.
Nguyên nhân của những cơn khóc này vẫn chưa rõ. Người ta chỉ dự đoán có thể là Bé bị đầy hoặc rối loạn tiêu hóa; hoặc Bé chợt thấy lạ với quang cảnh xung quanh nên sợ hãi; hoặc vì lượng hơi do sự tiêu hóa sinh ra ở trong bụng bị dồn nén chưaa thoát ra được làm Bé khó chịu.
Việc xác định bệnh cho Bé bao giờ cũng là một việc khó khăn. Gặp những trường hợp Bé khóc làm bà mẹ lo âu, bác sĩ sẽ xét đoán, loại dần những nguyên nhân để chọn lấy một nguyên nhân phù hợp với trạng thái của Bé. Ngoài ra, cũng có thể để ý xem cháu có bị viêm tai, viêm da, viêm màng não hoặc các bộ phận vùng bụng, đặc biệt là xem có bị lồng ruột không.
55. Ðau bụng và vùng bụng.
Ðau bụng là hiện tượng thường gặp ở trẻ em mà cũng là chứng khó xác định bệnh nhất, vì có rất nhiều nguyên nhân khiến các cháu bị đau bụng: từ khả năng các cơ quan nội tạng bị đau tới sự hoạt động của các cơ quan bị trục trặc; có khi cần phải phẫu thuật ngay mà có khi lại chỉ vì một nguyên nhân tâm lý nào đó.
Tuy vậy, người lớn nên biết, khi có hiện tượng gì thì cần phải mang Bé đi cấp cứu hoặc đi phẫu thuật ngay: đó là các trường hợp Bé đang khỏe mạnh bỗng bị đau dữ dội; đau ở một điểm xác định; đau khiến Bé phải nằm một chỗ; đau kèm theo sốt và nôn. Những hiện tượng này có thể liên quan tới đau ruột thừa, bị lồng ruột, bị tắc ruột, v.v...
Nếu sau vài giờ, Bé vẫn chưa hết đau thì cần phải mời bác sĩ tới hoặc đưa cháu đi bệnh viện. Nhiều khi, những triệu chứng tương tự giống như trên lại là những chứng bệnh chẳng hề cần tới phẫu thuật. Thật vậy một số bệnh dịch theo mùa như cảm cúm, viêm phổi hoặc viêm vùng phổi cũng có thể gây đau bụng. Ngoài ra, các bệnh gan, ống tiểu, sốt xuất huyết kèm theo chứng táo bón nhất thời hoặc lặp đi lặp lại đều có thể làm đau bụng. Các cháu còn có thể bị đau bụng vì giun, sán....
Về hiện tượng đau vùng bụng, các bác sĩ thường nhận xét thấy: trẻ thỉnh thoảng lại kêu đau bụng, tuy kêu đau nhưng cháu chịu được và việc này đã xảy ra trong một thời gian dài. Xem như vậy thì rất có thể, đây chỉ là một vấn đề tâm lý. Bởi vậy, chữa bằng thuốc thang khỏi được. Hiện tượng này có những đặc điểm:
* Trẻ thường kêu đau quặn vùng rốn vào buổi sáng, bữa cơm trưa rồi tới chiều thì khỏi;
* Trẻ có thể thấy đau từng đợt nhiều ngày rồi lại khỏi.
* Tuy kêu đau, nhưng vẫn chơi;
* Khi đau, trẻ có thể kém ăn hoặc kém ngủ.
Trẻ đau như thế thường hay làm nũng, nhút nhát, muốn gần bố mẹ và ngại đến trường v.v...
Muốn tìm nguyên nhân đau bụng của trẻ em, thường phải tiến hành một cuộc khám sức khỏe toàn diện, làm một số xét nghiệm nước tiểu; xét nghiệm phân để tìm trứng giun, X quang ruột, siêu âm ở bụng v.v...
Nếu tất cả các việc làm trên không có kết quả gì, nên đưa cháu bé tới một chuyên gia tâm lý.
Riêng người lớn- thường cưng chiều và tỏ ra thương khi cháu kêu đau - không nên tỏ thái độ lo lắng quá của mình. Nên cố làm ra vẻ như sự việc chẳng có gl là quan trọng cả. Thái độ như thế, tuy có làm cho các cháu chán nản, nhưng lại khiến cho các cháu chóng khỏi bệnh... tưởng.
56. Ðánh rắm (xì hơi ruột).
Bé hay đánh rắm, nhưng tăng cân đều, như vậy là không có gì đáng lo ngại cả. Chỉ cần bà mẹ chú ý giữ gìn chế độ ăn uống của Bé sao cho không đừ quá nhiều chát bột, chất hạt, và chất đường. Những chất trên nếu dư thừa, không tiêu hóa hết trong bộ máy tiêu hóa của Bé sẽ bị lên men, gây đầy hơi và đôi khi thành bệnh ỉa chảy.
Ngược lại, nếu Bé bị táo bón cũng cần có biện pháp để Bé đi tiêu được dễ dàng hơn.
57. Không tiêu - Ðầy bụng.
Ðối với trẻ em, từ các cháu sơ sinh tới các trẻ lớn, việc xác định xem có phải cháu bị đầy bụng không là rất khó. Vì những triệu chứng bệnh của các cháu thường chung chung như: nôn ói, đau bụng và sốt. Những triệu chứng này cũng có thể đi từ việc ăn không tiêu đến bệnh viêm GAN SIÊU VI TRÙNG B HOẶC BỆNH viêm ruột thừa.
Bởi vậy, nếu trong vòng 24 giờ mà không thấy cháu đỡ thì phải đưa cháu tới bác sĩ để được khám cẩn thận.
58. Táo bón.
Khi đứa trẻ ỉa khó, phân cứng, khô hoặc đi thành từng viên nhỏ, 2 hay 3 ngày mới đi tiêu một lần, thì cháu bị đi táo hay táo bón.
Cũng nên lưu ý rằng, phần cứng như vậy là táo bón rồi, nhưng một số cháu 2 ngày mới đi tiêu được một lần là chuyện bình thường.
ÐỐI VỚI CÁC CHÁU SƠ SINH: táo bón hay những là do chế độ ăn - nếu cháu bú sữa mẹ dù đi 2 ngày một lần, phân cháu vẫn mềm. Nếu cháu không đi tiêu được, có thể vì 2 nguyên nhân: hoặc là cháu bú chưa đủ no hoặc là vì mẹ bị táo bón và cháu cũng bị ảnh hưởng.
Trong trường hợp đầu, cháu bé chậm lớn, thường khóc sau khi bú xong: phải cho cháu bú bình thêm, theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Trường hợp thứ 2, bà mẹ phải cải tiến chế độ ăn uống của mình như thêm rau và trái cây, nhưng tránh uống các loại thuốc tẩy hoặc nhuận tràng.
Ðối với các cháu bé được nuôi bằng sữa hộp, việc bị táo bón là chuyện khó tránh, dù các bà mẹ đã cất công chọn loại sữa có tiếng, có tín nhiệm, pha đúng như chỉ dẫn, cho ăn đúng liều lượng v.v... Nếu cháu bi táo bón nhiều, bác sĩ có thể chỉ dẫn cách pha chế sữa của cháu sao cho có chất a xít nhiều hơn. Nếu cháu nhỏ dưới 3 tháng tuổi, nên tăng lượng nước trái cây (cam) vào sữa. Nếu bé lớn hơn, có thể cho ăn thêm nước súp rau, uống nước suối, nước khoáng và một số thuốc nhuận tràng nhẹ.
- CÓ THỂ thay đường bằng mật ong hoặc kẹo mạ.
- Cho các cháu uống nhiều nước hơn. CƠ THỂ CHÁU CÓ THỂ BỊ MẤT NHIỀU NƯỚC vì trong nhà nóng quá.
HIỆN TƯỢNG TÁO BÓN Ở các cháu lớn cũng giống như ở người lớn. Ðể rõ nguyên nhân, chúng ta hãy theo dõi quá trình di chuyển của thức ăn trong bộ máy tiêu hóa:
Sau khi được nuốt vào bụng, thức ăn lưu lại ở DẠ DÀY TỪ 2 - 4 GIỜ, RỒI ÐI XUỐNG ruột. Quãng đường ở ruột gồm 6m ruột non và 1,5m ruột già ởNGƯỜI LỚN. Ở các cháu nhỏ, con đường này ngắn hơn nhưng tỷ lệ về chiều dài giữa ruột già và ruột non vẫn thế. Thời gian thức ăn qua ruột từ 10 tới 20 giờ. Trong suốt thời gian này, các thành ruột hấp thu hết các chất dinh dưỡng trong thức ăn để bồi dưỡng cơ thể. Những gì còn lại được đưa xuống ruột già, tạo ra phân, gồm các chất cặn bã phần lớn là các chất xơ có trong vỏ trái cây, trong rau bị dồn ép lại ởPHẦN CUỐI RUỘT. TÙY THEO LOẠI CHẤT BÃ, KHỐI LƯỢNG NHIỀU hay ít cùng với sự hoạt động của cơ thể mà thức ăn và các chất bã di chuyển nhanh hay chậm trong bộ máy tiêu hóa. Nếu cuộc hành trình này lâu quá, các chất tạo phân bị mất nước làm phân sẽ bị khô.
Bởi vậy, để tránh táo bón, nên chọn các thức ăn nào có thể di chuyển nhanh và tạo chất bã nhanh như: sữa chua, trái cây, rau, chất hạt. Các loại sữa bò, sữa cô đặc và các thực phẩm để lại ít chất bã như đường, sô-cô-la, thịt di chuyển trong ruột chậm hơn.
CÓ MỘT SỐ hiện tượng kèm theo chứng táo bón của các cháu như: sốt, không chịu ăn, mệt. Thường các cháu bị táo bón lại không chịu đi ị vì đau, nên phân đã cứng lại khô thêm.
Một số yếu tố tâm lý như lo lắng, sợ hãi cũng có thể gây ra sự táo bón. Bởi vậy, không nên để các cháu nhỏ bị ảnh hưởng bởi những biến động căng thẳng trong gia đình.
ĐỐI VỚI TRẺ EM BỊ TÁO BÓN, NÊN:
- Cho các cháu uống nhiều khi ăn cũng như ngoài bữa ăn;
- ĂN NHIỀU trái cáy chín và rau xanh.
- Thay bơ, mỡ bằng dầu thực vật để trộn sà lách.
- Bỏ sô-cô-la và thay đường bằng mật ong.
Các loại thuốc nhuận tràng phải dùng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Không nên để trẻ em bị táo báo đền mức hơn 2 ngày không đi tiêu. Ðối với các cháu bé, nhiều khi chỉ cần dùng dụng cụ nhúng vào glyxerine thông hậu môn hoặc một thìa cà phê parafin là đủ. Nhiều khi, chỉ cần lấy chiếc ống cặp sốt đưa vào hậu môn cháu bé, cũng làm cháu đi được.
Những việc làm trên chỉ là những biện pháp kích thích cho cháu bé đi tiêu được chứ không chữa được bệnh táo bón.
Cháu nhỏ bị táo sẽ không thích ăn và có thể hơi sút cân, nhưng không nên vì thế mà người lớn lo lắng quá đáng làm cho cháu càng thêm sợ hãi; khi đi tiêu, do phân cứng cháu có thể hơi đau nên ngại rặn. Ðối với các cháu đã biết nhận xét, không nên mắng các cháu vì việc này. Hàng ngày cho cháu ngồi bô đúng giờ quãng 10 phút và làm như không chú ý tới cháu để cháu tự thực hiện công việc của mình.
59. Ði tướt hay tiêu chảy, tiêu chảy cấp tính.
Ði tướt hay tiêu lỏng, tiêu chảyở trẻ em có nhiều mức: phân mềm nhưng vẫn có khuôn, phân nát, phân lỏng có lẫn thức ăn không tiêu hóa được, phân chỉ là chất lỏng.
Cách chữa trị tùy vào trạng thái bệnh nặng hay nhẹ , đi nhiều hay ít, lứa tuổi bao nhiêu trong quãng từ 18 tháng đến 3 năm.
VỚI BÉ SƠ SINH BÚ MẸ
- Nếu Bé đi mỗi ngày 5 - 6 lần hay nhiều hơn nữa thì cũng là việc bình thường. Phân của BÉ NHƯ THẾ NÀO LÀ TÙY Ở CHẤT sữa của mẹ. Nếu Bé vẫn chịu bú và tăng cân đều thì không có gì phải lo ngại. Mẹ của Bé vẫn có thể yên tâm cho con bú, nhưng chú ý không được UỐNG THUỐC TẨY, THUỐC NHUẬN.
VỚI BÉ BÚ BÌNH
- Nếu Bé bú sữa ở bình mà bị tiêu chảy thì phải cẩn thận ngay từ đầu, tránh để Bé bị mất nước và các chất muối khoáng nhiều.
Nếu Bé đi nhiều lần trong một giờ thì dù sắc thái Bé không có gì đáng chú ý, cũng phải đưa cháu tới bác sĩ. Những hiện tượng rất đáng chú ý và lo ngại là : phân xanh hoặc phân lỏng mà cháu đi ra từng tia.
PHẢI LÀM GÌ?
Trước tiên, phải ngưng không cho Bé ăn sữa nữa trong vòng 1 - 2 ngày. Cho Bé uống làm nhiều đợt trong ngày: nước đường, nước nấu cà rốt, những chất muối khoáng dành CHO TRẺ EM TRONG NHỮNG TRƯỜNG HỢP NÀY CÓ BÁN SẴN Ởhiệu thuốc pha với một lượng nước nhất định đã được chỉ DẪN.
Ở độ tuổi từ 5 - 6 tháng trở đi, có thể cho Bé ăn thêm thức ăn chống tiêu chảy như khoai, chuối nghiền v.v... Lượng thức ăn lỏng cho các cháu ăn mỗi ngày vào quãng 150 gram cho mỗi kg trọng lượng của các cháu, ăn làm nhiều lần, mỗi lần độ 20 - 30g. Nếu các cháu bị nôn ói, nên cho Bé ăn lạnh.
Chế độ ăn như trên có mục đích bù lại lượng nước Bé bị mất do đi lỏng. Nếu phương pháp trên có hiệu quả, Bé sẽ đi phán trở lại bình thường.
Chế độ ăn kiêng như trên không nên kéo dài quá 2 ngày.
Khi ăn bình thường trở lại, nên tăng lượng sữa từ từ hoặc dùng các loại sữa đặc biệt thích hợp với bệnh trạng của cháu.
ÐIỀU QUAN TRỌNG
- Nếu đã ăn kiêng mà Bé vẫn không khỏi, bị sút cân và có triệu chứng cơ thể thiếu nước, cần phải gặp bác sĩ để xem có cần cho Bé nằm viện ngay không.
Cũng cần lưu ý rằng, khi trở lại chế độ ăn bình thường rất có thể Bé lại bị đi tướt lại. Nếu vậy, lại phải ăn kiêng sữa thêm 1 - 2 hôm hoặc yêu cầu bác sĩ xem có cần đổi loại sữa khác không.
Những nguyên nhân của bệnh ỉa chảy thường liên quan tới vấn đề ăn uống của Bé như:
- Pha sữa đặc quá hoặc loãng quá.
- Cho Bé ăn quá sớm những thức ăn khó tiêu như: thịt, rau, trứng, hoặc cho ăn với liều lượng nhiều quá; ăn nhiều bột quá;
- Thực phẩm bị thiu, sống.
* Bệnh tiêu chảy còn do vi trùng hay vi rút gây ra. Chúng có THỂ TỪ NHỮNG Ổ VIÊM NHIỄM Ở HỌNG, ỞTAI XUỐNG GÂY bệnh ở ruột. Bác sĩ khám họng, tai và làm xét nghiệm phân có thể xác định được điều này.
Ðể đề phòng cho Bé khỏi bị tiêu chảy, nên chú ý:
- Pha chế sữa đúng liều lượng và tránh những thiếu sót đã GHI Ở PHẦN TRÊN;
- Tránh không để cháu bé tiếp xúc với người nào đang bị viêm nhiễm như ho, có mụn nhọt v.v...
- Rửa sạch và làm tiệt trùng các bình sữa trước khi đựng sữa cho Bé ăn;
- Khi Bé mới bị tiêu chảy, ngưng cho ăn sữa ngay.
60. Bệnh đường ruột.
Gluten là một loại prôtêin có trong bột một số hạt lương thực như lúa mì, lúa mạch, yến mạch (không có trong gạo và đỗ tương). Trẻ em thường không tiêu hóa được gluten nên dễ bị ỉa chảy mạn tính khi bà mẹ bắt đầu nuôi con bằng chất bột, dẫn tới hậu quả là ngưng lớn. Một cuộc xét nghiệm đơn giản về ruột của Bé trong thời gian này sẽ cho thấy rõ hiện tượng này, kể cả với các cháu mới vài tháng tuổi.
Ðể chữa trị, trước hết phải ngưng không cho các cháu ăn gluten, dù với lượng rất nhỏ. Ðối với các cháu đã phản ứng với gluten, cần phải kiêng nhiều năm để cháu khỏi bị lại.
Hiện nay: người ta đã chú ý chế tạo các loại "bột không có gluten" dành riêng cho các cháu.
61. Bệnh tiêu chảy mãn tính.
Một số cháu bé không hợp với sữa bò, cứ ăn là bị tiêu chảy. Chữa khỏi, tới khi ăn lại, lại bị lại. Có nhiều cháu, ngay từ lần bú sữa bò đầu tiên đã bị các chứng như dị ứng, phát ban, tiêu chảy. Nguyên nhân do bộ máy tiêu hóa của các cháu không thích hợp với các prôtêin của sữa bò. Bởi vậy, nếu thay sữa bò bằng một loại sữa đặc biệt khác, bệnh cháu có thể hết ngay.
Những nguyên nhân khác có thể do: saccarô các bà mẹ vẫn thường cho thêm vào bình, vào nồi súp rau;
- Lactôdơ - một loại đường tự nhiên có ngay trong sữa mẹ hoặc sữa bò.
- Prôtêin có trong các chất bột ngũ cốc như gluten.
Vì có nhiều nguyên nhân khác nhau, nên bác sĩ phải theo dõi chế độ ăn và phản ứng tiêu hóa của Bé mới xác định được nguyên nhân nào là chính, không kể tới một số bệnh đường ruột nữa.
62. Giun - sán (lãi).
Trẻ em dễ bị chứng giun sán vì các cháu hay sờ mó vào mọi vật rồi lại đưa tay vào miệng. Hơn nữa, các cháu thường sống tập trung với NHAU TRONG TRƯỜNG, LỚP, MÀ CHỨNG NÀY LẠI RẤT DỄ LÂY.
LÀM SAO BIẾT ÐƯỢC CÁC CHÁU CÓ GIUN, SÁN?
Nếu có các cháu hay đau bụng, khi thì táo bón, lúc khác lại tiêu chảy, sức khỏe suy giảm, kém ăn, kém ngù, hay quấy: Xét nghiệm máu, thấy lượng bạch cầu toan tính (eosinophile) tăng. Xét nghiệm phân, có thể THẤY TRỨNG GIUN, SÁN.
GIUN KIM
- Các cháu nhỏ thường bị giun kim, dễ lây sang nhau hoặc tự làm cho mình bị nhiễm lại trứng giun của chính mình. Các cháu có giun kim hay bị ngứa ở hậu môn. Các bé gái thì bị ngứa cả ở âm hộ. Các con giun nhỏ, giống như những sợi chỉ trắng, dài vài milimét thường ra theo phân. Có thể nhìn thấy chúng cọ quậy trong phân. Muốn thu được trứng của chúng để xét nghiệm, người ta dán một đoạn băng dính (BĂNG KEO) VÀO GẦN HẬU MÔN CỦA CHÁU BÉ.
GIUN ÐŨA
- Trẻ em có giun đũa vì ăn các thức ăn không sạch. Trong cơ thể, giun đũa di chuyển theo một đường đi phức tạp: trứng giun nở ra ấu trùng ở dạ dày rồi ấu trùng di chuyển lên ở gan, vào phổi, cuối cùng trở về ống tiêu hóa và lớn lên ở ruột. Quá trình này tiến hành trong vòng 2 tháng gây ra những triệu chứng như ngứa phát ban và rối loạn ở hệ hô hấp.
Người ta xét nghiệm phân để tìm trứng giun. Nhiều khi tự nhiên giun bị tống ra ngoài qua đường hậu môn hoặc khi cháu bé nôn.
SÁN
- Cháu bé có sán do ăn thịt bò chưa nấu chín. Các cháu có sán thường đi ra những đoạn sán nhỏ mầu trắng. Những đoạn này chứa rất nhiều trứng ở bên trong. Người lớn có thể thấy những khúc sán như thế ở quần, ở trên giường cháu nằm. Ngoài sự việc này, KHÔNG CÓ HIỆN TƯỢNG NÀO KHÁC.
CÁCH CHỮA TRỊ
- Hiện nay, có nhiều loại thuốc hiệu nghiệm đề trị bệnh giun sán. Mỗi loại có một thứ thuốc riêng. Ðể trị giun đũa hoặc sán chỉ cần uống thuốc một lần. đối với giun kim cần phải uống 2 liều, cách nhau 3 tuần lễ và giữ vệ sinh quần áo, tay, móng tay, giường... để khỏi phải bị lại. Tất cả mọi người tỏng gia đình, kể cả người lớn đều phải chữa trị cùng một lúc với cháu bé thì mới trị hết được.
63. Chứng mất nước cấp tính
Nếu để cơ thể một trẻ sơ sinh bị thiếu nước, thì Bé có thể chết. Nước chiếm tới 80% trọng lượng của Bé. Một đứa bé nặng 5kg thì trong cơ thể đã có tới 4 lít nước. Nếu mỗi ngày, cháu bị mất 500g nước, số cân của cháu cũng bị sụt xuống 1/10. Một người lớn nặng 70kg bị mất nước như bé, có nghĩa là sụt 7kg/ngày.
Nguyên nhân mất nước có thể do tiêu chảy, nôn ói, hoặc bị toát nhiều mồ hôi mà sau đó lại không được người lớn cho uống nước để bù đắp lại lượng nước đã bị mất.
Trẻ dưới 1 năm hay 6 tháng tuổi mà cơ thể bị thiếu nước THÌ RẤT NGUY HIỂM.
Bé có biểu hiện gì khi bị thiếu nước? Khi cơ thể bị thiếu nước, Bé không hoạt động, người như buồn ngủ, rên khẽ, vẻ mặt buồn rầu, xanh tái, mắt thâm, thóp trũng xuống.
Có một cách thử dễ dàng: lấy ngón tay véo khẽ vào lớp da bụng của Bé. Nếu cơ thể Bé thiếu nước, lớp da nhô lên và cứ giữ vết nhăn như thế, giống như ta bấu vào một mảnh vải vậy. Ðiều này chứng tỏ cơ thể cháu Bé đã mất từ 10% nước trở lên. Nếu chỉ mất khoảng 5%, thì vết nhăn không lâu và da dễ bình thường trở lại. để xác định lượng nước cơ thể Bé đã mất, tốt nhất là cân Bé rối lấy số cân trước đây trừ đi số cân mới.
Trong thời gian này, cháu bé thường bị đi tướt, phân lỏng VÀ XANH. BÉ VẪN CHỊU BÚ BÌNH, NHƯNG HAY ÓI.
ÐỂ CHỮA TRỊ, cần làm cho cháu khỏi chứng đi tướt: cho nhịn sữa và cho uống nước đường pha ít muối, nước củ cà rốt. Tại các hiệu thuốc, có bán sẵn những gói để pha thành dung dịch đường - muối theo tỷ lệ vừa đủ. Nên cho các cháu uống ít một, làm nhiều lần. Mỗi ngày, cháu bé phải uống từ 150 g tới 200 g cho mỗi kg cân nặng của cháu. Thí dụ: cháu nặng 5 kg thì uống: 200 g x 5 = 1.000 g nước/ngày. Như vậy một cháu bé cân nặng 5 kg phải uống khoảng 3/4 lít nước trong 24 giờ.
Trường hợp Bé vẫn bị đi tướt mà không chịu uống nước thì bác sĩ phải truyền nước qua đường tĩnh mạch cho cháu. Việc này chỉ thực hiện được ở bệnh viện.
Ðiều quan trọng khi săn sóc một đứa trẻ là phải nhận biết kịp thời tình trạng cơ thể của cháu bị thiếu nước để có biện pháp ứng cứu gấp. Chỉ cần để tình trạng này kéo dài một vài giờ là tính mạng của cháu bé trở nên nguy kịch ngay.
Bởi vậy, chúng ta cần hết sức chú ý tới trạng thái cơ thể, sắc mặt, cử chỉ của cháu bé khi cháu bị: đi tướt, nôn ói hoặc toát mồ hôi.
64. Chứng kích thích ruột kết.
Chứng kích thích ruột kết của trẻ sơ sinh là những phản ứng quá mức của ruột già, có các biểu hiện như: đi phân lỏng, nhiều hoặc phân nát có lẫn thức ăn chưa tiêu hóa hết như: nước cam vắt, rau xanh v.v... Người ta cho rằng đây là hiện tượng của ruột già phản ứng quá mức với việc tiêu hóa chưa tốt.
Tuy vậy, hiện tượng này không ảnh hưởng tới sự tăng trọng của Bé. Bé vẫn chịu ăn. Từ 3 - 4 tuổi trở đi, phân Bé sẽ tốt hơn và Bé sẽ thôi đi lỏng.
Các trẻ lớn hơn, nhiều khi lại bị đi táo hoặc xen kẽ khi đi lỏng, khi đi táo kèm theo hiện tượng đau bụng.
65. Bệnh Salmonella ở ruột.
Là loại vi trùng thuộc nhóm vi khuẩn thương hàn.
Ở TRẺ NHỎ, CÁC VI TRÙNG NÀY CÓ THỂ gây bệnh tiêu chảy cấp tính và thành dịch ở nơi gửi trẻ hoặc trong gia đình. Khi bệnh nặng, các cháu có thể tiêu ra máu, đi nhiều nên mất nước, bị sốt cao... Bác sĩ thường xét nghiệm phân để xác định bệnh.
Hiện nay, người ta có xu hướng không chỉ chữa trị bằng thuốc kháng sinh - trừ trường hợp bệnh nặng - mà chú ý chủ yếu tới chế độ ăn kiêng để khỏi đi tiêu và tìm cách bù đắp nước cho cơ thể.
66. Sự lưu thông ngược chiều dạ dày - thực quản.
Do sự hoạt động không tốt của đoạn nối giữa dạ dày và thực quản mà các chất lỏng trong bộ máy tiêu hóa thường vẫn di chuyển theo CHIỀU MIỆNG - THỰC QUẢN - DẠ DÀY -RUỘT, nay lại di chuyển theo chiều ngược lại ở đoạn DẠ DÀY - THỰC QUẢN. HIỆN TƯỢNG BẤT thường này có thể gây ra những kết quả tai hại như sau: nôn ói, chảy máu thực quản, ho sặc vì thức ăn đi nhầm cả vào những ống dẫn khí ở phổi gây chết đột ngột ở các trẻ sơ sinh. Các cuộc xét nghiệm bằng X-quang và các phương tiện khác để đo độ axít của thực quản sẽ cho bác sĩ biết các cháu đang bị mắc chứng này nặng hay nhẹ. Ðể tránh hiện tượng nôn ói của các cháu do thức ăn đi ngược chiều trở lại thực quản, các bác sĩ thường yêu cầu các bà mẹ cho các cháu hay bị chứng này ăn các thức ăn đặc hơn và bế các cháu ở tư thế đứng, nhất là sau khi ăn.
67. Viêm ruột thừa.
Khám bệnh viêm ruột thừa cho trẻ em rất khó vì các cháu ít hoặc không có khả năng xác định điểm đau. Bởi vậy, khi các cháu "bị đau ở vùng bụng" hoặc đau bụng, nên cho cháu tới bác sĩ. Vì đau bụng có nhiều nguyên nhân khác nhau.
Ðau ruột thừa cấp tính phải phẫu thuật gấp. Nhưng nếu chỉ đau vừa thì có thể là "mãn tính", việc phẫu thuật có thể chậm lại đợi tới khi nào chỗ viêm đã ổn định.
Các trẻ nhỏ ít khi viêm ruột thừa cấp tính. Trong trường hợp cháu bị chứng bệnh này, cháu sẽ có các triệu chứng sau :
- Ðau bụng đột ngột, không phải vì muốn đi cầu vì hôm trước đã không đi cầu được nữa.
Mặt tái, mắt quầng, nôn ói, sốt khoảng 38o - 38,5oC nhưng mạch đập nhanh. Thử máu thấy bạch cầu tăng cao hơn bình thường.
Cần phải đưa cháu tới bác sĩ ngay để khám và xác định chỗ đau của ruột thừa, ở phía bụng dưới bên phải.
TRONG KHI CHỜ KHÁM, KHÔNG ĐƯỢC cho cháu ăn hoặc uống bất cứ thứ gì, và nhất là không cho UỐNG THUỐC.
KHÔNG chườm nước đá hoặc nước nóng vì làm như vậy cơn đau dịu đi, che mất các dấu hiệu khiến bác sĩ khó xác định bệnh. Sau khi bác sĩ đã xác định bệnh, hoặc có nghi ngờ phải chuyển ngay cháu qua bác sĩ chuyên về phẫu thuật để phẫu thuật gấp vì nếu chậm, khúc ruột thừa có thể bị vỡ làm viêm nhiễm cả màng bụng khiến việc chữa trị trở nên phức tạp hơn.
Các cháu qua phẫu thuật ruột thừa thường chỉ nằm viện độ 1 tuần lễ. Sau 2 - 3 tuần lễ, các cháu lại chơi và sinh hoạt bình thường.
Ðôi khi bác sĩ gọi là bị viêm ruột thừa mãn tính các cháu hay bị đau bụng nhưng không đau dữ dội, không kèm theo hiện tượng sốt và nôn ói. Khi nắn bụng các cháu kêu đau ở điểm đau ruột thừa, nhưng rất có thể là do tưởng tượng mà thôi.
68. Chứng lồng ruột cấp tính.
Chắc bạn đã từng nhìn thấy cái ống nhòm. Nó có một đoạn ống nhỏ tụt vào trong một đoạn ống lớn hơn. Khi nào có một đoạn ruột ở TRẠNG THÁI GIỐNG NHƯ THẾ THÌ ÐÓ LÀ HIỆN TƯỢNG LỒNG RUỘT.
Cháu bé bị lồng ruột sẽ quấy khóc, bị đau từng cơn mặt tái đi sức khỏe sa sút.
Chứng lồng ruột tới bất chợt. Cháu bé đang mạnh khỏe, bỗng không chịu ăn, khóc thét lên từng cơn. Từ 8 tới 12 giờ sau, cháu đi phân có máu hoặc đi ra máu.
Khi có các triệu chứng trên, cần đưa cháu tới bệnh viện ngay. Nếu chiếu X-quang ruột, thấy có lồng ruột thì phải quyết định ngay việc phẫu thuật. Tuy vậy, cũng có những trường hợp ruột tự nhiên tự tháo lồng được mà không phải phẫu thuật, nhưng vẫn phải theo dõi.
69. Bệnh phình đại tràng bẩm sinh.
Cócháu bé chậm lớn, táo bón dai dẳng từ khi mới sinh ra bụng đã phình to, khác thường. Bằng phương pháp soi X-quang ruột, bác sĩ sẽ phát hiện thấy có một đoạn ruột già của cháu bị giãn ra tiếp nối với một đoạn khác gần hậu môn bị co lại khiến cho các chất thải không lưu thông được ở đoạn ruột này.
Nếu việc xét nghiệm ruột bằng sinh thiết sau đó cũng xác định hiện tượng này thì cần phải qua một cuộc phẫu thuật.
70. Tắc ruột.
Nếu một cháu bé bị tắc ruột, cháu sẽ không đi tiêu được VÀ CŨNG KHÔNG ÐÁNH RẮM ÐƯỢC.
Ở trẻ sơ sinh, thường là do lồng ruột hoặc chứng thoát vị bẹn bị nghẹt mà ra.
Trong những ngày đầu sáu khi sinh ra, đường ống tiêu hóa của bé có thể có một vài dị tật, do không phát triển đầy đủ nên có chỗ bị xoắn. Triệu chứng đầu tiên của cháu bé thường là nôn ói, ói ra nước mật, chứng tỏ chỗ bị tắc ở nơi các đường dẫn mật vào ruột.
Tất cả các trường hợp bị tắc ruột đều phải đưa đi cấp cứu ở khoa ngoại.
71. Lòi dom.
Một số cháu bé bị lòi dom do đi táo hoặc tiêu chảy lâu. Khi các cháu rặn, phần cuối ruột gắn với hậu môn (trực tràng) bị lòi ra ngoài, nhìn như một vòng tròn màu đỏ. Các cháu ho hay khóc nhiều cũng có thể bị như vậy. Ðoạn ruột này sau đó sẽ tự động co vào hoặc dùng tay khẽ ấn vào cho cháu cũng được.
Nguyên nhân chính của chứng này là do đi táo lâu ngày, nhưng đôi khi cũng do hiện tượng cháu bé bị chứng không đẩy được "cứt su" - lượng phân đầu tiên - ra ngoài.
Chứng lòi dom thường trị bằng thuốc, rất ít khi phải phẫu thuật.
72. Hẹp môn vị.
Một số cháu bé mới sinh được khoảng 15 ngày đã bị chứng nôn ói và đi táo. Các Bé trai hay bị chứng này nhiều hơn các Bé gái. Nếu bệnh có chiều hướng ngày càng nặng, làm các cháu mệt vì đói mà không ăn được, thì các bác sĩ thường nghĩ tới chứng hẹp môn vị.
Môn vị là một cơ vòng nối liền dạ dày với đoạn đầu của ruột non. Nếu cơ vòng này bị dày lên sẽ ngăn cản sự di chuyển các chất trong bộ máy tiêu hóa từ dạ dày xuống ruột. Sữa hoặc các thực phẩm khác bị Ứ TẮC Ở ÐÂY SẼ DỘI LẠI phía thực quản và gây ra nôn ói.
Các bác sĩ phát hiện bệnh này bằng phương pháp X quang hoặc siêu âm. Một phẫu thuật đơn giản sẽ chữa khỏi hẳn chứng bệnh này.
73. Viêm gan do virút, do siêu vi B.
Trẻ em dễ bị bệnh viêm gan do vi rút. Bệnh tiến triển nhanh và khó thấy. Mới đầu, cháu bị đau bụng, nôn, không chịu ăn, mệt, đôi khi NGƯỜI MẨN ÐỎ.
Ở GIAI ÐOẠN này, việc xét nghiệm máu sẽ cho biết cháu có mắc bệnh không.
Mấy ngày sau, cháu có hiện tượng vàng da, đi tiểu ít, nước tiểu màu sẫm, phân màu nhạt. Việc xét nghiệm sẽ cho biết loại vi rút nào đã gây bệnh cho cháu.
Nếu cháu bé bị bệnh viêm gan siêu vi A là loại phổ biến nhất, thì sự phát triển bệnh rất đơn giản: thời gian bị bệnh từ vài ngày tới 2 - 3 tuần. Việc chữa trị chủ yếu là cho cháu nghỉ tại nhà, không cần phải nằm cả ngày trên giường. Giảm lượng mỡ trong chế độ ăn của cháu.
Bệnh này truyền nhiễm bởi phân và lây qua đường tiêu hóa. Bởi vậy, muốn phòng bệnh phải giữ vệ sinh sạch sẽ 2 bàn tay, các đồ dùng trong phòng vệ sinh, phòng tắm.
Một cháu bé vô tình tiếp xúc với một người bệnh, có thể tiêm gammaglobulines để phòng bệnh, ngay trong tuần lễ đã tiếp xúc
BỆNH VIÊM GAN SIÊU VI B
- Ít gặp hơn và diễn tiến của bệnh lâu hơn. Bệnh này lây qua đường máu. Hiện nay đã CÓ VẮC XIN TIÊM PHÒNG BỆNH NÀY.
TRƯỜNG HỢP ÐẶC BIỆT CỦA TRẺ SƠ SINH
- Nếu bà mẹ bị lây bệnh viêm gan siêu vi B nhất là trong 3 tháng cuối của thời gian sinh nở, bệnh sẽ truyền thẳng tới cháu bé lúc sinh ra và sẽ phát bệnh sau khi cháu sinh được 2 - 3 tháng.
Cháu bé lại là nguồn lây bệnh cho các Bé khác, nên nếu biết bà mẹ đã mang bệnh trước khi sinh cháu, thì cháu bé cần được chích GAM MA GLOBULINE NGAY TỪ KHI MỚI SINH.
Ở các bệnh viện sản, người ta thường có hệ thống phát hiện bệnh gan siêu vi B trước khi sinh.
74. Bệnh xơ nang tụy.
Bệnh có tính chất di truyền. Bé bị bệnh này có những triệu chứng như ho dai dẳng kèm theo đi tiêu chảy và chậm lớn.
Ở CÁC TRẺ SƠ SINH, BỆNH LÀM CHO CÁC BÉ không thải được lượng phân đầu tiên ra ngoài - gây ra hiện tượng bí đường tiêu hóa.
Các bác sĩ thường phát hiện bệnh bằng cách phân tích mồ hôi hoặc thử nghiệm máu của Bé. Bệnh trở thành nặng khi đã ảnh hưởng tới sự hô hấp và phải chữa trị bởi tập thể các bác sĩ chuyên khoa.
75. Bệnh viêm thận.
Bệnh viêm thận ở trẻ em do loại liên cầu trùng tán huyết streptocoque gáy ra. Thoạt đầu, cháu bé bị đau họng. 10 tới 15 ngày sau, cháu đi tiểu ít, nước tiểu màu đỏ. Mặt cháu phù lên, đôi khi cháu bị đau bụng hoặc đau đầu kèm theo hiện tượng nôn ói.
Xét nghiệm nước tiểu của cháu sẽ thấy chất albumin và máu, nhưng không có vi trùng.
Ðể chữa trị, cháu cần phải nằm nghỉ tại giường và theo chế độ không ăn muối.
Nếu nước tiểu của cháu có lượng albumin cao, thân thể phù nặng thì đó là bệnh hư thận mỡ (néphrose lipoidique).
Bệnh này có thể chóng khỏi, nhưng khi bị lại thường hay trầm trọng cần chữa trị lâu bằng các loại thuốc có cortisone.
51. Bụng to.
Các cơ bắp của trẻ em dưới 4 - 5 tuổi thường còn mềm. Bắp thịt ít phát triển nên toàn bộ vòm bụng yếu. Khi Bé ở tư thế đứng, bụng Bé phồng ra phía trước, rốn lồi, lưng có thể hơi cong.
Bởi vậy, tùy theo số tháng và độ tuổi của các cháu mà ta lựa chiều bế cháu. Các bà mẹ nên hỏi bác sĩ về việc cho các cháu tập thể dục để luyện tập cơ bụng, ngay từ lúc nhỏ.
Bụng to cũng có thể là vì cho các cháu ăn nhiều chất bột quá và thiếu vitamin D.
Nếu cháu bé bụng to mà lại có các triệu chứng khác kèm theo như: phân không bình thường, không tăng trọng và ngưng phát triển cả về chiều cao, thì cháu có thể đang mắc một số bệnh của bộ máy tiêu hóa, cần đưa đến bác sĩ xem bệnh.
52. Cuống rốn bị đỏ hay chảy nước.
Ðối với các trẻ sơ sinh, cần phải đặc biệt chú ý tới rốn của các cháu trong 15 ngày đầu. Ngày nào cũng phải thay băng quấn rốn. Nếu thấy rốn ướt, đỏ, cần báo ngay cho bác sĩ biết.
Các hiện tượng rốn chảy máu hay có mủ cũng vậy, kể cả trong ngày thứ 6 hay thứ 7, là ngày cuống rốn rụng. Nếu rốn có những vệt đỏ nhỏ, bác sĩ có thể dùng nitrát bạc chấm vào. Trong khi khóc, nếu rốn Bé hơi lồi lên là chuyện bình thường.
53. Lồi rốn - Thoát vị bẹn.
Một số trẻ sơ sinh khi khóc, rốn lồi to lên. Hiện tượng này không có gì đáng lo ngại. Tuy rốn như vậy, nhưng sẽ không bao giờ bị thắt, và sẽ tự hết khi cháu lớn lên.
Nhiều bà mẹ chữa cho các cháu như sau: bọc một đồng tiền vào trong một lớp gạc rồi lấy băng, băng dính lên rốn cháu.
Tuy vậy, nếu trường hợp phần lồi lớn quá và mấy năm sau cũng không giảm bớt thì cần phải qua một cuộc phẫu thuật nhỏ.
THOÁT VỊ BẸN BÊN TRÁI HOẶC BÊN PHẢI BỘ PHẬN SINH DỤC
Hiện tượng này thường xảy ra với cháu trai. Cháu bé gái cũng có thể bị, nhưng ít hơn.
Với cháu trai, người ta thấy một cục cứng ở bẹn, nhiều khi ở ngay bìu. Bác sĩ chữa trị bằng cách băng chặt điểm đó lại và cũng có thể sẽ phải phẫu thuật tiếp theo.
Nếu là cháu gái thì đó là triệu chứng của sự thoát vị buồng trứng, cần phải phẫu thuật ngay. Không được băng hoặc ép vì có thể LÀM VỠ BUỒNG TRỨNG.
THOÁT VỊ BẸN NGHẸN
- Nếu chỗ lồi cứng và đau ấn không lên nữa có thể bắt đầu chườm nóng cho cháu và cho cháu uống thuốc an thần. Nếu không có hiệu quả, cần phẫu thuật cấp cứu.
54. Ðau bụng ở trẻ sơ sinh.
Trong mấy tháng đầu, Bé hay khóc và có dấu hiệu như đau bụng. Có lúc khóc thét, trong vài phút hoặc có thể vài giờ, mặt tái đi, khua tay khua chân biểu hiện Bé bị đau. Nhưng sau khi đi được một ít phân hoặc xì được hơi ra (đánh rắm), cơn đau dịu đi và cháu bé đột nhiên thôi khóc.
Những cơn khóc của Bé như thế thường xảy ra trong những tuần lễ đầu, sau khi bú vào quãng chiều, không ảnh hưởng gì tới sức khỏe của Bé. Bé vẫn tiếp tục lớn đều.
Nguyên nhân của những cơn khóc này vẫn chưa rõ. Người ta chỉ dự đoán có thể là Bé bị đầy hoặc rối loạn tiêu hóa; hoặc Bé chợt thấy lạ với quang cảnh xung quanh nên sợ hãi; hoặc vì lượng hơi do sự tiêu hóa sinh ra ở trong bụng bị dồn nén chưaa thoát ra được làm Bé khó chịu.
Việc xác định bệnh cho Bé bao giờ cũng là một việc khó khăn. Gặp những trường hợp Bé khóc làm bà mẹ lo âu, bác sĩ sẽ xét đoán, loại dần những nguyên nhân để chọn lấy một nguyên nhân phù hợp với trạng thái của Bé. Ngoài ra, cũng có thể để ý xem cháu có bị viêm tai, viêm da, viêm màng não hoặc các bộ phận vùng bụng, đặc biệt là xem có bị lồng ruột không.
55. Ðau bụng và vùng bụng.
Ðau bụng là hiện tượng thường gặp ở trẻ em mà cũng là chứng khó xác định bệnh nhất, vì có rất nhiều nguyên nhân khiến các cháu bị đau bụng: từ khả năng các cơ quan nội tạng bị đau tới sự hoạt động của các cơ quan bị trục trặc; có khi cần phải phẫu thuật ngay mà có khi lại chỉ vì một nguyên nhân tâm lý nào đó.
Tuy vậy, người lớn nên biết, khi có hiện tượng gì thì cần phải mang Bé đi cấp cứu hoặc đi phẫu thuật ngay: đó là các trường hợp Bé đang khỏe mạnh bỗng bị đau dữ dội; đau ở một điểm xác định; đau khiến Bé phải nằm một chỗ; đau kèm theo sốt và nôn. Những hiện tượng này có thể liên quan tới đau ruột thừa, bị lồng ruột, bị tắc ruột, v.v...
Nếu sau vài giờ, Bé vẫn chưa hết đau thì cần phải mời bác sĩ tới hoặc đưa cháu đi bệnh viện. Nhiều khi, những triệu chứng tương tự giống như trên lại là những chứng bệnh chẳng hề cần tới phẫu thuật. Thật vậy một số bệnh dịch theo mùa như cảm cúm, viêm phổi hoặc viêm vùng phổi cũng có thể gây đau bụng. Ngoài ra, các bệnh gan, ống tiểu, sốt xuất huyết kèm theo chứng táo bón nhất thời hoặc lặp đi lặp lại đều có thể làm đau bụng. Các cháu còn có thể bị đau bụng vì giun, sán....
Về hiện tượng đau vùng bụng, các bác sĩ thường nhận xét thấy: trẻ thỉnh thoảng lại kêu đau bụng, tuy kêu đau nhưng cháu chịu được và việc này đã xảy ra trong một thời gian dài. Xem như vậy thì rất có thể, đây chỉ là một vấn đề tâm lý. Bởi vậy, chữa bằng thuốc thang khỏi được. Hiện tượng này có những đặc điểm:
* Trẻ thường kêu đau quặn vùng rốn vào buổi sáng, bữa cơm trưa rồi tới chiều thì khỏi;
* Trẻ có thể thấy đau từng đợt nhiều ngày rồi lại khỏi.
* Tuy kêu đau, nhưng vẫn chơi;
* Khi đau, trẻ có thể kém ăn hoặc kém ngủ.
Trẻ đau như thế thường hay làm nũng, nhút nhát, muốn gần bố mẹ và ngại đến trường v.v...
Muốn tìm nguyên nhân đau bụng của trẻ em, thường phải tiến hành một cuộc khám sức khỏe toàn diện, làm một số xét nghiệm nước tiểu; xét nghiệm phân để tìm trứng giun, X quang ruột, siêu âm ở bụng v.v...
Nếu tất cả các việc làm trên không có kết quả gì, nên đưa cháu bé tới một chuyên gia tâm lý.
Riêng người lớn- thường cưng chiều và tỏ ra thương khi cháu kêu đau - không nên tỏ thái độ lo lắng quá của mình. Nên cố làm ra vẻ như sự việc chẳng có gl là quan trọng cả. Thái độ như thế, tuy có làm cho các cháu chán nản, nhưng lại khiến cho các cháu chóng khỏi bệnh... tưởng.
56. Ðánh rắm (xì hơi ruột).
Bé hay đánh rắm, nhưng tăng cân đều, như vậy là không có gì đáng lo ngại cả. Chỉ cần bà mẹ chú ý giữ gìn chế độ ăn uống của Bé sao cho không đừ quá nhiều chát bột, chất hạt, và chất đường. Những chất trên nếu dư thừa, không tiêu hóa hết trong bộ máy tiêu hóa của Bé sẽ bị lên men, gây đầy hơi và đôi khi thành bệnh ỉa chảy.
Ngược lại, nếu Bé bị táo bón cũng cần có biện pháp để Bé đi tiêu được dễ dàng hơn.
57. Không tiêu - Ðầy bụng.
Ðối với trẻ em, từ các cháu sơ sinh tới các trẻ lớn, việc xác định xem có phải cháu bị đầy bụng không là rất khó. Vì những triệu chứng bệnh của các cháu thường chung chung như: nôn ói, đau bụng và sốt. Những triệu chứng này cũng có thể đi từ việc ăn không tiêu đến bệnh viêm GAN SIÊU VI TRÙNG B HOẶC BỆNH viêm ruột thừa.
Bởi vậy, nếu trong vòng 24 giờ mà không thấy cháu đỡ thì phải đưa cháu tới bác sĩ để được khám cẩn thận.
58. Táo bón.
Khi đứa trẻ ỉa khó, phân cứng, khô hoặc đi thành từng viên nhỏ, 2 hay 3 ngày mới đi tiêu một lần, thì cháu bị đi táo hay táo bón.
Cũng nên lưu ý rằng, phần cứng như vậy là táo bón rồi, nhưng một số cháu 2 ngày mới đi tiêu được một lần là chuyện bình thường.
ÐỐI VỚI CÁC CHÁU SƠ SINH: táo bón hay những là do chế độ ăn - nếu cháu bú sữa mẹ dù đi 2 ngày một lần, phân cháu vẫn mềm. Nếu cháu không đi tiêu được, có thể vì 2 nguyên nhân: hoặc là cháu bú chưa đủ no hoặc là vì mẹ bị táo bón và cháu cũng bị ảnh hưởng.
Trong trường hợp đầu, cháu bé chậm lớn, thường khóc sau khi bú xong: phải cho cháu bú bình thêm, theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Trường hợp thứ 2, bà mẹ phải cải tiến chế độ ăn uống của mình như thêm rau và trái cây, nhưng tránh uống các loại thuốc tẩy hoặc nhuận tràng.
Ðối với các cháu bé được nuôi bằng sữa hộp, việc bị táo bón là chuyện khó tránh, dù các bà mẹ đã cất công chọn loại sữa có tiếng, có tín nhiệm, pha đúng như chỉ dẫn, cho ăn đúng liều lượng v.v... Nếu cháu bi táo bón nhiều, bác sĩ có thể chỉ dẫn cách pha chế sữa của cháu sao cho có chất a xít nhiều hơn. Nếu cháu nhỏ dưới 3 tháng tuổi, nên tăng lượng nước trái cây (cam) vào sữa. Nếu bé lớn hơn, có thể cho ăn thêm nước súp rau, uống nước suối, nước khoáng và một số thuốc nhuận tràng nhẹ.
- CÓ THỂ thay đường bằng mật ong hoặc kẹo mạ.
- Cho các cháu uống nhiều nước hơn. CƠ THỂ CHÁU CÓ THỂ BỊ MẤT NHIỀU NƯỚC vì trong nhà nóng quá.
HIỆN TƯỢNG TÁO BÓN Ở các cháu lớn cũng giống như ở người lớn. Ðể rõ nguyên nhân, chúng ta hãy theo dõi quá trình di chuyển của thức ăn trong bộ máy tiêu hóa:
Sau khi được nuốt vào bụng, thức ăn lưu lại ở DẠ DÀY TỪ 2 - 4 GIỜ, RỒI ÐI XUỐNG ruột. Quãng đường ở ruột gồm 6m ruột non và 1,5m ruột già ởNGƯỜI LỚN. Ở các cháu nhỏ, con đường này ngắn hơn nhưng tỷ lệ về chiều dài giữa ruột già và ruột non vẫn thế. Thời gian thức ăn qua ruột từ 10 tới 20 giờ. Trong suốt thời gian này, các thành ruột hấp thu hết các chất dinh dưỡng trong thức ăn để bồi dưỡng cơ thể. Những gì còn lại được đưa xuống ruột già, tạo ra phân, gồm các chất cặn bã phần lớn là các chất xơ có trong vỏ trái cây, trong rau bị dồn ép lại ởPHẦN CUỐI RUỘT. TÙY THEO LOẠI CHẤT BÃ, KHỐI LƯỢNG NHIỀU hay ít cùng với sự hoạt động của cơ thể mà thức ăn và các chất bã di chuyển nhanh hay chậm trong bộ máy tiêu hóa. Nếu cuộc hành trình này lâu quá, các chất tạo phân bị mất nước làm phân sẽ bị khô.
Bởi vậy, để tránh táo bón, nên chọn các thức ăn nào có thể di chuyển nhanh và tạo chất bã nhanh như: sữa chua, trái cây, rau, chất hạt. Các loại sữa bò, sữa cô đặc và các thực phẩm để lại ít chất bã như đường, sô-cô-la, thịt di chuyển trong ruột chậm hơn.
CÓ MỘT SỐ hiện tượng kèm theo chứng táo bón của các cháu như: sốt, không chịu ăn, mệt. Thường các cháu bị táo bón lại không chịu đi ị vì đau, nên phân đã cứng lại khô thêm.
Một số yếu tố tâm lý như lo lắng, sợ hãi cũng có thể gây ra sự táo bón. Bởi vậy, không nên để các cháu nhỏ bị ảnh hưởng bởi những biến động căng thẳng trong gia đình.
ĐỐI VỚI TRẺ EM BỊ TÁO BÓN, NÊN:
- Cho các cháu uống nhiều khi ăn cũng như ngoài bữa ăn;
- ĂN NHIỀU trái cáy chín và rau xanh.
- Thay bơ, mỡ bằng dầu thực vật để trộn sà lách.
- Bỏ sô-cô-la và thay đường bằng mật ong.
Các loại thuốc nhuận tràng phải dùng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Không nên để trẻ em bị táo báo đền mức hơn 2 ngày không đi tiêu. Ðối với các cháu bé, nhiều khi chỉ cần dùng dụng cụ nhúng vào glyxerine thông hậu môn hoặc một thìa cà phê parafin là đủ. Nhiều khi, chỉ cần lấy chiếc ống cặp sốt đưa vào hậu môn cháu bé, cũng làm cháu đi được.
Những việc làm trên chỉ là những biện pháp kích thích cho cháu bé đi tiêu được chứ không chữa được bệnh táo bón.
Cháu nhỏ bị táo sẽ không thích ăn và có thể hơi sút cân, nhưng không nên vì thế mà người lớn lo lắng quá đáng làm cho cháu càng thêm sợ hãi; khi đi tiêu, do phân cứng cháu có thể hơi đau nên ngại rặn. Ðối với các cháu đã biết nhận xét, không nên mắng các cháu vì việc này. Hàng ngày cho cháu ngồi bô đúng giờ quãng 10 phút và làm như không chú ý tới cháu để cháu tự thực hiện công việc của mình.
59. Ði tướt hay tiêu chảy, tiêu chảy cấp tính.
Ði tướt hay tiêu lỏng, tiêu chảyở trẻ em có nhiều mức: phân mềm nhưng vẫn có khuôn, phân nát, phân lỏng có lẫn thức ăn không tiêu hóa được, phân chỉ là chất lỏng.
Cách chữa trị tùy vào trạng thái bệnh nặng hay nhẹ , đi nhiều hay ít, lứa tuổi bao nhiêu trong quãng từ 18 tháng đến 3 năm.
VỚI BÉ SƠ SINH BÚ MẸ
- Nếu Bé đi mỗi ngày 5 - 6 lần hay nhiều hơn nữa thì cũng là việc bình thường. Phân của BÉ NHƯ THẾ NÀO LÀ TÙY Ở CHẤT sữa của mẹ. Nếu Bé vẫn chịu bú và tăng cân đều thì không có gì phải lo ngại. Mẹ của Bé vẫn có thể yên tâm cho con bú, nhưng chú ý không được UỐNG THUỐC TẨY, THUỐC NHUẬN.
VỚI BÉ BÚ BÌNH
- Nếu Bé bú sữa ở bình mà bị tiêu chảy thì phải cẩn thận ngay từ đầu, tránh để Bé bị mất nước và các chất muối khoáng nhiều.
Nếu Bé đi nhiều lần trong một giờ thì dù sắc thái Bé không có gì đáng chú ý, cũng phải đưa cháu tới bác sĩ. Những hiện tượng rất đáng chú ý và lo ngại là : phân xanh hoặc phân lỏng mà cháu đi ra từng tia.
PHẢI LÀM GÌ?
Trước tiên, phải ngưng không cho Bé ăn sữa nữa trong vòng 1 - 2 ngày. Cho Bé uống làm nhiều đợt trong ngày: nước đường, nước nấu cà rốt, những chất muối khoáng dành CHO TRẺ EM TRONG NHỮNG TRƯỜNG HỢP NÀY CÓ BÁN SẴN Ởhiệu thuốc pha với một lượng nước nhất định đã được chỉ DẪN.
Ở độ tuổi từ 5 - 6 tháng trở đi, có thể cho Bé ăn thêm thức ăn chống tiêu chảy như khoai, chuối nghiền v.v... Lượng thức ăn lỏng cho các cháu ăn mỗi ngày vào quãng 150 gram cho mỗi kg trọng lượng của các cháu, ăn làm nhiều lần, mỗi lần độ 20 - 30g. Nếu các cháu bị nôn ói, nên cho Bé ăn lạnh.
Chế độ ăn như trên có mục đích bù lại lượng nước Bé bị mất do đi lỏng. Nếu phương pháp trên có hiệu quả, Bé sẽ đi phán trở lại bình thường.
Chế độ ăn kiêng như trên không nên kéo dài quá 2 ngày.
Khi ăn bình thường trở lại, nên tăng lượng sữa từ từ hoặc dùng các loại sữa đặc biệt thích hợp với bệnh trạng của cháu.
ÐIỀU QUAN TRỌNG
- Nếu đã ăn kiêng mà Bé vẫn không khỏi, bị sút cân và có triệu chứng cơ thể thiếu nước, cần phải gặp bác sĩ để xem có cần cho Bé nằm viện ngay không.
Cũng cần lưu ý rằng, khi trở lại chế độ ăn bình thường rất có thể Bé lại bị đi tướt lại. Nếu vậy, lại phải ăn kiêng sữa thêm 1 - 2 hôm hoặc yêu cầu bác sĩ xem có cần đổi loại sữa khác không.
Những nguyên nhân của bệnh ỉa chảy thường liên quan tới vấn đề ăn uống của Bé như:
- Pha sữa đặc quá hoặc loãng quá.
- Cho Bé ăn quá sớm những thức ăn khó tiêu như: thịt, rau, trứng, hoặc cho ăn với liều lượng nhiều quá; ăn nhiều bột quá;
- Thực phẩm bị thiu, sống.
* Bệnh tiêu chảy còn do vi trùng hay vi rút gây ra. Chúng có THỂ TỪ NHỮNG Ổ VIÊM NHIỄM Ở HỌNG, ỞTAI XUỐNG GÂY bệnh ở ruột. Bác sĩ khám họng, tai và làm xét nghiệm phân có thể xác định được điều này.
Ðể đề phòng cho Bé khỏi bị tiêu chảy, nên chú ý:
- Pha chế sữa đúng liều lượng và tránh những thiếu sót đã GHI Ở PHẦN TRÊN;
- Tránh không để cháu bé tiếp xúc với người nào đang bị viêm nhiễm như ho, có mụn nhọt v.v...
- Rửa sạch và làm tiệt trùng các bình sữa trước khi đựng sữa cho Bé ăn;
- Khi Bé mới bị tiêu chảy, ngưng cho ăn sữa ngay.
60. Bệnh đường ruột.
Gluten là một loại prôtêin có trong bột một số hạt lương thực như lúa mì, lúa mạch, yến mạch (không có trong gạo và đỗ tương). Trẻ em thường không tiêu hóa được gluten nên dễ bị ỉa chảy mạn tính khi bà mẹ bắt đầu nuôi con bằng chất bột, dẫn tới hậu quả là ngưng lớn. Một cuộc xét nghiệm đơn giản về ruột của Bé trong thời gian này sẽ cho thấy rõ hiện tượng này, kể cả với các cháu mới vài tháng tuổi.
Ðể chữa trị, trước hết phải ngưng không cho các cháu ăn gluten, dù với lượng rất nhỏ. Ðối với các cháu đã phản ứng với gluten, cần phải kiêng nhiều năm để cháu khỏi bị lại.
Hiện nay: người ta đã chú ý chế tạo các loại "bột không có gluten" dành riêng cho các cháu.
61. Bệnh tiêu chảy mãn tính.
Một số cháu bé không hợp với sữa bò, cứ ăn là bị tiêu chảy. Chữa khỏi, tới khi ăn lại, lại bị lại. Có nhiều cháu, ngay từ lần bú sữa bò đầu tiên đã bị các chứng như dị ứng, phát ban, tiêu chảy. Nguyên nhân do bộ máy tiêu hóa của các cháu không thích hợp với các prôtêin của sữa bò. Bởi vậy, nếu thay sữa bò bằng một loại sữa đặc biệt khác, bệnh cháu có thể hết ngay.
Những nguyên nhân khác có thể do: saccarô các bà mẹ vẫn thường cho thêm vào bình, vào nồi súp rau;
- Lactôdơ - một loại đường tự nhiên có ngay trong sữa mẹ hoặc sữa bò.
- Prôtêin có trong các chất bột ngũ cốc như gluten.
Vì có nhiều nguyên nhân khác nhau, nên bác sĩ phải theo dõi chế độ ăn và phản ứng tiêu hóa của Bé mới xác định được nguyên nhân nào là chính, không kể tới một số bệnh đường ruột nữa.
62. Giun - sán (lãi).
Trẻ em dễ bị chứng giun sán vì các cháu hay sờ mó vào mọi vật rồi lại đưa tay vào miệng. Hơn nữa, các cháu thường sống tập trung với NHAU TRONG TRƯỜNG, LỚP, MÀ CHỨNG NÀY LẠI RẤT DỄ LÂY.
LÀM SAO BIẾT ÐƯỢC CÁC CHÁU CÓ GIUN, SÁN?
Nếu có các cháu hay đau bụng, khi thì táo bón, lúc khác lại tiêu chảy, sức khỏe suy giảm, kém ăn, kém ngù, hay quấy: Xét nghiệm máu, thấy lượng bạch cầu toan tính (eosinophile) tăng. Xét nghiệm phân, có thể THẤY TRỨNG GIUN, SÁN.
GIUN KIM
- Các cháu nhỏ thường bị giun kim, dễ lây sang nhau hoặc tự làm cho mình bị nhiễm lại trứng giun của chính mình. Các cháu có giun kim hay bị ngứa ở hậu môn. Các bé gái thì bị ngứa cả ở âm hộ. Các con giun nhỏ, giống như những sợi chỉ trắng, dài vài milimét thường ra theo phân. Có thể nhìn thấy chúng cọ quậy trong phân. Muốn thu được trứng của chúng để xét nghiệm, người ta dán một đoạn băng dính (BĂNG KEO) VÀO GẦN HẬU MÔN CỦA CHÁU BÉ.
GIUN ÐŨA
- Trẻ em có giun đũa vì ăn các thức ăn không sạch. Trong cơ thể, giun đũa di chuyển theo một đường đi phức tạp: trứng giun nở ra ấu trùng ở dạ dày rồi ấu trùng di chuyển lên ở gan, vào phổi, cuối cùng trở về ống tiêu hóa và lớn lên ở ruột. Quá trình này tiến hành trong vòng 2 tháng gây ra những triệu chứng như ngứa phát ban và rối loạn ở hệ hô hấp.
Người ta xét nghiệm phân để tìm trứng giun. Nhiều khi tự nhiên giun bị tống ra ngoài qua đường hậu môn hoặc khi cháu bé nôn.
SÁN
- Cháu bé có sán do ăn thịt bò chưa nấu chín. Các cháu có sán thường đi ra những đoạn sán nhỏ mầu trắng. Những đoạn này chứa rất nhiều trứng ở bên trong. Người lớn có thể thấy những khúc sán như thế ở quần, ở trên giường cháu nằm. Ngoài sự việc này, KHÔNG CÓ HIỆN TƯỢNG NÀO KHÁC.
CÁCH CHỮA TRỊ
- Hiện nay, có nhiều loại thuốc hiệu nghiệm đề trị bệnh giun sán. Mỗi loại có một thứ thuốc riêng. Ðể trị giun đũa hoặc sán chỉ cần uống thuốc một lần. đối với giun kim cần phải uống 2 liều, cách nhau 3 tuần lễ và giữ vệ sinh quần áo, tay, móng tay, giường... để khỏi phải bị lại. Tất cả mọi người tỏng gia đình, kể cả người lớn đều phải chữa trị cùng một lúc với cháu bé thì mới trị hết được.
63. Chứng mất nước cấp tính
Nếu để cơ thể một trẻ sơ sinh bị thiếu nước, thì Bé có thể chết. Nước chiếm tới 80% trọng lượng của Bé. Một đứa bé nặng 5kg thì trong cơ thể đã có tới 4 lít nước. Nếu mỗi ngày, cháu bị mất 500g nước, số cân của cháu cũng bị sụt xuống 1/10. Một người lớn nặng 70kg bị mất nước như bé, có nghĩa là sụt 7kg/ngày.
Nguyên nhân mất nước có thể do tiêu chảy, nôn ói, hoặc bị toát nhiều mồ hôi mà sau đó lại không được người lớn cho uống nước để bù đắp lại lượng nước đã bị mất.
Trẻ dưới 1 năm hay 6 tháng tuổi mà cơ thể bị thiếu nước THÌ RẤT NGUY HIỂM.
Bé có biểu hiện gì khi bị thiếu nước? Khi cơ thể bị thiếu nước, Bé không hoạt động, người như buồn ngủ, rên khẽ, vẻ mặt buồn rầu, xanh tái, mắt thâm, thóp trũng xuống.
Có một cách thử dễ dàng: lấy ngón tay véo khẽ vào lớp da bụng của Bé. Nếu cơ thể Bé thiếu nước, lớp da nhô lên và cứ giữ vết nhăn như thế, giống như ta bấu vào một mảnh vải vậy. Ðiều này chứng tỏ cơ thể cháu Bé đã mất từ 10% nước trở lên. Nếu chỉ mất khoảng 5%, thì vết nhăn không lâu và da dễ bình thường trở lại. để xác định lượng nước cơ thể Bé đã mất, tốt nhất là cân Bé rối lấy số cân trước đây trừ đi số cân mới.
Trong thời gian này, cháu bé thường bị đi tướt, phân lỏng VÀ XANH. BÉ VẪN CHỊU BÚ BÌNH, NHƯNG HAY ÓI.
ÐỂ CHỮA TRỊ, cần làm cho cháu khỏi chứng đi tướt: cho nhịn sữa và cho uống nước đường pha ít muối, nước củ cà rốt. Tại các hiệu thuốc, có bán sẵn những gói để pha thành dung dịch đường - muối theo tỷ lệ vừa đủ. Nên cho các cháu uống ít một, làm nhiều lần. Mỗi ngày, cháu bé phải uống từ 150 g tới 200 g cho mỗi kg cân nặng của cháu. Thí dụ: cháu nặng 5 kg thì uống: 200 g x 5 = 1.000 g nước/ngày. Như vậy một cháu bé cân nặng 5 kg phải uống khoảng 3/4 lít nước trong 24 giờ.
Trường hợp Bé vẫn bị đi tướt mà không chịu uống nước thì bác sĩ phải truyền nước qua đường tĩnh mạch cho cháu. Việc này chỉ thực hiện được ở bệnh viện.
Ðiều quan trọng khi săn sóc một đứa trẻ là phải nhận biết kịp thời tình trạng cơ thể của cháu bị thiếu nước để có biện pháp ứng cứu gấp. Chỉ cần để tình trạng này kéo dài một vài giờ là tính mạng của cháu bé trở nên nguy kịch ngay.
Bởi vậy, chúng ta cần hết sức chú ý tới trạng thái cơ thể, sắc mặt, cử chỉ của cháu bé khi cháu bị: đi tướt, nôn ói hoặc toát mồ hôi.
64. Chứng kích thích ruột kết.
Chứng kích thích ruột kết của trẻ sơ sinh là những phản ứng quá mức của ruột già, có các biểu hiện như: đi phân lỏng, nhiều hoặc phân nát có lẫn thức ăn chưa tiêu hóa hết như: nước cam vắt, rau xanh v.v... Người ta cho rằng đây là hiện tượng của ruột già phản ứng quá mức với việc tiêu hóa chưa tốt.
Tuy vậy, hiện tượng này không ảnh hưởng tới sự tăng trọng của Bé. Bé vẫn chịu ăn. Từ 3 - 4 tuổi trở đi, phân Bé sẽ tốt hơn và Bé sẽ thôi đi lỏng.
Các trẻ lớn hơn, nhiều khi lại bị đi táo hoặc xen kẽ khi đi lỏng, khi đi táo kèm theo hiện tượng đau bụng.
65. Bệnh Salmonella ở ruột.
Là loại vi trùng thuộc nhóm vi khuẩn thương hàn.
Ở TRẺ NHỎ, CÁC VI TRÙNG NÀY CÓ THỂ gây bệnh tiêu chảy cấp tính và thành dịch ở nơi gửi trẻ hoặc trong gia đình. Khi bệnh nặng, các cháu có thể tiêu ra máu, đi nhiều nên mất nước, bị sốt cao... Bác sĩ thường xét nghiệm phân để xác định bệnh.
Hiện nay, người ta có xu hướng không chỉ chữa trị bằng thuốc kháng sinh - trừ trường hợp bệnh nặng - mà chú ý chủ yếu tới chế độ ăn kiêng để khỏi đi tiêu và tìm cách bù đắp nước cho cơ thể.
66. Sự lưu thông ngược chiều dạ dày - thực quản.
Do sự hoạt động không tốt của đoạn nối giữa dạ dày và thực quản mà các chất lỏng trong bộ máy tiêu hóa thường vẫn di chuyển theo CHIỀU MIỆNG - THỰC QUẢN - DẠ DÀY -RUỘT, nay lại di chuyển theo chiều ngược lại ở đoạn DẠ DÀY - THỰC QUẢN. HIỆN TƯỢNG BẤT thường này có thể gây ra những kết quả tai hại như sau: nôn ói, chảy máu thực quản, ho sặc vì thức ăn đi nhầm cả vào những ống dẫn khí ở phổi gây chết đột ngột ở các trẻ sơ sinh. Các cuộc xét nghiệm bằng X-quang và các phương tiện khác để đo độ axít của thực quản sẽ cho bác sĩ biết các cháu đang bị mắc chứng này nặng hay nhẹ. Ðể tránh hiện tượng nôn ói của các cháu do thức ăn đi ngược chiều trở lại thực quản, các bác sĩ thường yêu cầu các bà mẹ cho các cháu hay bị chứng này ăn các thức ăn đặc hơn và bế các cháu ở tư thế đứng, nhất là sau khi ăn.
67. Viêm ruột thừa.
Khám bệnh viêm ruột thừa cho trẻ em rất khó vì các cháu ít hoặc không có khả năng xác định điểm đau. Bởi vậy, khi các cháu "bị đau ở vùng bụng" hoặc đau bụng, nên cho cháu tới bác sĩ. Vì đau bụng có nhiều nguyên nhân khác nhau.
Ðau ruột thừa cấp tính phải phẫu thuật gấp. Nhưng nếu chỉ đau vừa thì có thể là "mãn tính", việc phẫu thuật có thể chậm lại đợi tới khi nào chỗ viêm đã ổn định.
Các trẻ nhỏ ít khi viêm ruột thừa cấp tính. Trong trường hợp cháu bị chứng bệnh này, cháu sẽ có các triệu chứng sau :
- Ðau bụng đột ngột, không phải vì muốn đi cầu vì hôm trước đã không đi cầu được nữa.
Mặt tái, mắt quầng, nôn ói, sốt khoảng 38o - 38,5oC nhưng mạch đập nhanh. Thử máu thấy bạch cầu tăng cao hơn bình thường.
Cần phải đưa cháu tới bác sĩ ngay để khám và xác định chỗ đau của ruột thừa, ở phía bụng dưới bên phải.
TRONG KHI CHỜ KHÁM, KHÔNG ĐƯỢC cho cháu ăn hoặc uống bất cứ thứ gì, và nhất là không cho UỐNG THUỐC.
KHÔNG chườm nước đá hoặc nước nóng vì làm như vậy cơn đau dịu đi, che mất các dấu hiệu khiến bác sĩ khó xác định bệnh. Sau khi bác sĩ đã xác định bệnh, hoặc có nghi ngờ phải chuyển ngay cháu qua bác sĩ chuyên về phẫu thuật để phẫu thuật gấp vì nếu chậm, khúc ruột thừa có thể bị vỡ làm viêm nhiễm cả màng bụng khiến việc chữa trị trở nên phức tạp hơn.
Các cháu qua phẫu thuật ruột thừa thường chỉ nằm viện độ 1 tuần lễ. Sau 2 - 3 tuần lễ, các cháu lại chơi và sinh hoạt bình thường.
Ðôi khi bác sĩ gọi là bị viêm ruột thừa mãn tính các cháu hay bị đau bụng nhưng không đau dữ dội, không kèm theo hiện tượng sốt và nôn ói. Khi nắn bụng các cháu kêu đau ở điểm đau ruột thừa, nhưng rất có thể là do tưởng tượng mà thôi.
68. Chứng lồng ruột cấp tính.
Chắc bạn đã từng nhìn thấy cái ống nhòm. Nó có một đoạn ống nhỏ tụt vào trong một đoạn ống lớn hơn. Khi nào có một đoạn ruột ở TRẠNG THÁI GIỐNG NHƯ THẾ THÌ ÐÓ LÀ HIỆN TƯỢNG LỒNG RUỘT.
Cháu bé bị lồng ruột sẽ quấy khóc, bị đau từng cơn mặt tái đi sức khỏe sa sút.
Chứng lồng ruột tới bất chợt. Cháu bé đang mạnh khỏe, bỗng không chịu ăn, khóc thét lên từng cơn. Từ 8 tới 12 giờ sau, cháu đi phân có máu hoặc đi ra máu.
Khi có các triệu chứng trên, cần đưa cháu tới bệnh viện ngay. Nếu chiếu X-quang ruột, thấy có lồng ruột thì phải quyết định ngay việc phẫu thuật. Tuy vậy, cũng có những trường hợp ruột tự nhiên tự tháo lồng được mà không phải phẫu thuật, nhưng vẫn phải theo dõi.
69. Bệnh phình đại tràng bẩm sinh.
Cócháu bé chậm lớn, táo bón dai dẳng từ khi mới sinh ra bụng đã phình to, khác thường. Bằng phương pháp soi X-quang ruột, bác sĩ sẽ phát hiện thấy có một đoạn ruột già của cháu bị giãn ra tiếp nối với một đoạn khác gần hậu môn bị co lại khiến cho các chất thải không lưu thông được ở đoạn ruột này.
Nếu việc xét nghiệm ruột bằng sinh thiết sau đó cũng xác định hiện tượng này thì cần phải qua một cuộc phẫu thuật.
70. Tắc ruột.
Nếu một cháu bé bị tắc ruột, cháu sẽ không đi tiêu được VÀ CŨNG KHÔNG ÐÁNH RẮM ÐƯỢC.
Ở trẻ sơ sinh, thường là do lồng ruột hoặc chứng thoát vị bẹn bị nghẹt mà ra.
Trong những ngày đầu sáu khi sinh ra, đường ống tiêu hóa của bé có thể có một vài dị tật, do không phát triển đầy đủ nên có chỗ bị xoắn. Triệu chứng đầu tiên của cháu bé thường là nôn ói, ói ra nước mật, chứng tỏ chỗ bị tắc ở nơi các đường dẫn mật vào ruột.
Tất cả các trường hợp bị tắc ruột đều phải đưa đi cấp cứu ở khoa ngoại.
71. Lòi dom.
Một số cháu bé bị lòi dom do đi táo hoặc tiêu chảy lâu. Khi các cháu rặn, phần cuối ruột gắn với hậu môn (trực tràng) bị lòi ra ngoài, nhìn như một vòng tròn màu đỏ. Các cháu ho hay khóc nhiều cũng có thể bị như vậy. Ðoạn ruột này sau đó sẽ tự động co vào hoặc dùng tay khẽ ấn vào cho cháu cũng được.
Nguyên nhân chính của chứng này là do đi táo lâu ngày, nhưng đôi khi cũng do hiện tượng cháu bé bị chứng không đẩy được "cứt su" - lượng phân đầu tiên - ra ngoài.
Chứng lòi dom thường trị bằng thuốc, rất ít khi phải phẫu thuật.
72. Hẹp môn vị.
Một số cháu bé mới sinh được khoảng 15 ngày đã bị chứng nôn ói và đi táo. Các Bé trai hay bị chứng này nhiều hơn các Bé gái. Nếu bệnh có chiều hướng ngày càng nặng, làm các cháu mệt vì đói mà không ăn được, thì các bác sĩ thường nghĩ tới chứng hẹp môn vị.
Môn vị là một cơ vòng nối liền dạ dày với đoạn đầu của ruột non. Nếu cơ vòng này bị dày lên sẽ ngăn cản sự di chuyển các chất trong bộ máy tiêu hóa từ dạ dày xuống ruột. Sữa hoặc các thực phẩm khác bị Ứ TẮC Ở ÐÂY SẼ DỘI LẠI phía thực quản và gây ra nôn ói.
Các bác sĩ phát hiện bệnh này bằng phương pháp X quang hoặc siêu âm. Một phẫu thuật đơn giản sẽ chữa khỏi hẳn chứng bệnh này.
73. Viêm gan do virút, do siêu vi B.
Trẻ em dễ bị bệnh viêm gan do vi rút. Bệnh tiến triển nhanh và khó thấy. Mới đầu, cháu bị đau bụng, nôn, không chịu ăn, mệt, đôi khi NGƯỜI MẨN ÐỎ.
Ở GIAI ÐOẠN này, việc xét nghiệm máu sẽ cho biết cháu có mắc bệnh không.
Mấy ngày sau, cháu có hiện tượng vàng da, đi tiểu ít, nước tiểu màu sẫm, phân màu nhạt. Việc xét nghiệm sẽ cho biết loại vi rút nào đã gây bệnh cho cháu.
Nếu cháu bé bị bệnh viêm gan siêu vi A là loại phổ biến nhất, thì sự phát triển bệnh rất đơn giản: thời gian bị bệnh từ vài ngày tới 2 - 3 tuần. Việc chữa trị chủ yếu là cho cháu nghỉ tại nhà, không cần phải nằm cả ngày trên giường. Giảm lượng mỡ trong chế độ ăn của cháu.
Bệnh này truyền nhiễm bởi phân và lây qua đường tiêu hóa. Bởi vậy, muốn phòng bệnh phải giữ vệ sinh sạch sẽ 2 bàn tay, các đồ dùng trong phòng vệ sinh, phòng tắm.
Một cháu bé vô tình tiếp xúc với một người bệnh, có thể tiêm gammaglobulines để phòng bệnh, ngay trong tuần lễ đã tiếp xúc
BỆNH VIÊM GAN SIÊU VI B
- Ít gặp hơn và diễn tiến của bệnh lâu hơn. Bệnh này lây qua đường máu. Hiện nay đã CÓ VẮC XIN TIÊM PHÒNG BỆNH NÀY.
TRƯỜNG HỢP ÐẶC BIỆT CỦA TRẺ SƠ SINH
- Nếu bà mẹ bị lây bệnh viêm gan siêu vi B nhất là trong 3 tháng cuối của thời gian sinh nở, bệnh sẽ truyền thẳng tới cháu bé lúc sinh ra và sẽ phát bệnh sau khi cháu sinh được 2 - 3 tháng.
Cháu bé lại là nguồn lây bệnh cho các Bé khác, nên nếu biết bà mẹ đã mang bệnh trước khi sinh cháu, thì cháu bé cần được chích GAM MA GLOBULINE NGAY TỪ KHI MỚI SINH.
Ở các bệnh viện sản, người ta thường có hệ thống phát hiện bệnh gan siêu vi B trước khi sinh.
74. Bệnh xơ nang tụy.
Bệnh có tính chất di truyền. Bé bị bệnh này có những triệu chứng như ho dai dẳng kèm theo đi tiêu chảy và chậm lớn.
Ở CÁC TRẺ SƠ SINH, BỆNH LÀM CHO CÁC BÉ không thải được lượng phân đầu tiên ra ngoài - gây ra hiện tượng bí đường tiêu hóa.
Các bác sĩ thường phát hiện bệnh bằng cách phân tích mồ hôi hoặc thử nghiệm máu của Bé. Bệnh trở thành nặng khi đã ảnh hưởng tới sự hô hấp và phải chữa trị bởi tập thể các bác sĩ chuyên khoa.
75. Bệnh viêm thận.
Bệnh viêm thận ở trẻ em do loại liên cầu trùng tán huyết streptocoque gáy ra. Thoạt đầu, cháu bé bị đau họng. 10 tới 15 ngày sau, cháu đi tiểu ít, nước tiểu màu đỏ. Mặt cháu phù lên, đôi khi cháu bị đau bụng hoặc đau đầu kèm theo hiện tượng nôn ói.
Xét nghiệm nước tiểu của cháu sẽ thấy chất albumin và máu, nhưng không có vi trùng.
Ðể chữa trị, cháu cần phải nằm nghỉ tại giường và theo chế độ không ăn muối.
Nếu nước tiểu của cháu có lượng albumin cao, thân thể phù nặng thì đó là bệnh hư thận mỡ (néphrose lipoidique).
Bệnh này có thể chóng khỏi, nhưng khi bị lại thường hay trầm trọng cần chữa trị lâu bằng các loại thuốc có cortisone.
Similar topics
» Những vấn đề liên quan đến phần bụng
» Phần 2: Những vấn đề liên quan đến từng phần thân thể
» Những vấn đề liên quan đến bộ phận sinh dục và bài tiết
» Những vấn đề liên quan đến cổ
» Những vấn đề liên quan đến da
» Phần 2: Những vấn đề liên quan đến từng phần thân thể
» Những vấn đề liên quan đến bộ phận sinh dục và bài tiết
» Những vấn đề liên quan đến cổ
» Những vấn đề liên quan đến da
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết